Mòn cổ răng hay khuyết vùng men răng nằm sát nướu thường gây ra ê buốt răng khi ăn nóng uống lạnh, đôi khi gây ra hỏng tủy nếu men răng bị mòn nhiều.
Mòn cổ răng được chia thành 2 dạng là mòn răng hoá học và mòn răng cơ học. Ở mỗi dạng mòn cổ răng sẽ do những tác nhân khác nhau gây ra, cụ thể như sau:
** Mòn răng hóa học
Thường xảy ra ở những người hay ăn trái cây có vị chua, uống các loại thức uống có gas chứa nhiều carbohydrate ; sử dụng các loại dược phẩm (vitamin C nhai, Aspirin nhai,…); Sử dụng kem đánh răng có chứa nhiều chất mài mòn, tẩy...nhất là các loại có quảng cáo làm trắng răng, siêu sạch...có chứa các hạt độn nhỏ để tăng tính làm sạch, do đó nên chọn loại kem đánh răng có nồng độ Fluor cao, nhưng ít có tính tẩy rửa.
** Mòn răng cơ học
Mòn cổ răng hay còn gọi là mòn men thân răng dạng hình chêm là một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V, ở mặt ngoài răng, ở sát viền lợi, hay gặp ở các răng hàm nhỏ ở răng số 4 và 5, đôi khi ở răng số 6 và các răng cửa. Thường là do chải răng không đúng cách (chải theo chiều trước sau hay còn gọi là chảy ngang).
Để hạn chế xảy ra tình trạng mòn cơ học ta nên thay đổi cách chải răng – chải dọc từ trên nướu xuống và từ dưới nướu lên hoặc chải xoay tròn từ trên xuống dưới thành vòng tròn
Cách điều trị: trám cổ răng hoặc bọc răng sứ (nếu răng bị hỏng tủy).